Tuy Đức và Anh trở thành thù địch nhưng người làm cho Eninstein ở Đức được nổi tiếng lại là nhà khoa học ỏ Anh. Đó là Arthur Stanley Eddington.
Các công trình về thuyết tương đối được nhà bác học Albert Einstein nghiên cứu trong thời gian diễn ra thế chiến I. Trong thời gian đó, nước Đức và nước Anh trở thành thù địch và dẫn đến các nhà khoa học ở hai quốc gia bài xích lẫn nhau. Oái oăm ở chỗ người làm cho Eninstein ở bên Đức được nổi tiếng lại là một nhà khoa học ỏ bên Anh. Đó là Arthur Stanley Eddington.

Có hai việc mà Eddington giúp cho thế giới công nhận một phần tính đúng đắn của thuyết tương đối. Thuyết tương đối được coi là thành tựu của người Đức mà đúng thì xem như học thuyết vật lý cổ điển của Newton của nước Anh là sai. Do đó mới thấy để làm những thực nghiệm chứng minh Einstein đúng ở nước Anh đối với Eddington không hề dễ dàng, cả về mặt khoa học lẫn chính trị.
Sự Tiến Động Điểm Cận Nhật Của Quỹ Đạo Sao Thủy
Quỹ đạo của các hành tinh trong Thái Dương Hệ đều có hình ellipse. Điểm gần Mặt Trời nhất gọi là Điểm Cận Nhật, xa nhất là Điểm Viễn Nhật. Nếu chỉ có Mặt Trời và hành tinh thì Điểm Cận Nhật, Điểm Viễn Nhật là cố định. Nhưng vì có tác động của các hành tinh khác nên Điểm Viễn Nhật di chuyển, được gọi là sự tiến động Điểm Cận Nhật. Nhà bác học Issac Newton rất tài năng đã tính toán chính xác sự tiến động Điểm Cận Nhật của tất cả các hành tinh trong Thái Dương Hệ, kể cả những hành tinh xa nhất vào thời điểm đó là Hải Vương Tinh.
Nhưng với Sao Thủy thì có sai số lớn.
Từ nước Anh, Eddington đã viết thư cho Einstein ở nước Đức hỏi rằng liệu thuyết tương đối có thể tính toán sự tiến động Điểm Cận Nhật của quỹ đạo Sao Thủy được không. Thuyết tương đối đã có nhưng giải bài toán cụ thế như Eddington đặt ra là chưa. Sau khi tính toán, từ nước Đức, Einstein viết thư trả lời kết quả cho Eddington ở nước Anh. Eddington đã so sánh kết quả của Einstein với kết quả đo đạc thực tế thì hoàn toàn chính xác.
Tin này lan từ Anh sang Đức đã làm Einstein được tung hô và Eddington bị dè bỉu ở quê hương của mình.
Ánh Sáng Bị Bẻ Cong
Khi đã biết tài năng của Eddington và trong điều kiện không thể ra khỏi nước Đức, Einstein lại viết thư từ Đức giải thích hiện tượng ánh sáng bị bẻ cong khi đi qua những thiên thể có khối lượng lớn và gợi ý Eddington nên tìm cách chụp hình Mặt Trời lúc bị nhật thực ngày 29-05-1919 để xem ánh sáng có bị bẻ cong hay không.
Lại một lần nữa, Eddington phải vất vả thuyết phục Viện Hàn Lâm Hoàng Gia Anh Quốc chấp thuận cấp kinh phí đến quan sát Nhật Thực trên đảo Príncipe ở Tây Phi. Khi đồng ý, Viện Hàn Lâm Hoàng Gia Anh Quốc có niềm tin rằng Newton vẫn đúng vì ánh sáng làm sao mà bị bẻ cong.
Kết quả, Eddington so sánh hai tấm hình chụp hôm trước và hôm sau Nhật Thực cho thấy mỗi ngôi sao có hai vị trí lệch nhau. Eddington thông báo Einstein đã đúng.
Bài đã đăng
Uống Aspirin 81mg Hàng Ngày Có Tốt Không
Clint Hill
Trạm Vũ Trụ Gateway - Module HALO
Chơi Chiêu
Triệu Chứng Mỡ Máu Cao
COMMENTS