Giới khoa học đã kỷ niệm 95 năm ngày phát hiện Sao Diêm Vương (Pluto), là thiên thể ở ngoài cùng Thái Dương Hệ, bởi nhà thiên văn học Clyde Tombaugh.
Ngày 18-02-2025 vừa qua, giới khoa học thiên văn đã kỷ niệm 95 năm ngày phát hiện ra Sao Diêm Vương (Pluto), là thiên thể ở ngoài cùng Thái Dương Hệ. Sao Diêm Vương được nhà thiên văn học người Mỹ tên là Clyde Tombaugh tại Đài quan sát Lowell ở Flagstaff phát hiện vào ngày 18-02-1930.
Trước ngày phát hiện ra Sao Diêm Vương chừng 30 năm, nhà thiên văn học người Mỹ Percival Lowell đã nghi ngờ sẽ có một thiên thể như vậy sau khi quan sát quỹ đạo các hành tinh, mưa sao băng và sao chổi. Sự nghi ngờ đó đã dẫn đến giả thuyết về sự tồn tại của hành tinh thứ chín, được tạm đặt tên là Hành tinh X. Nhưng Percival Lowell đã qua đời vào năm 1916 nên ông không được biết giả thuyết của mình có đúng không.
Trong nhiều thập kỷ, học sinh toàn thế giới đã học rằng Thái Dương Hệ chúng ta có tất cả là 9 hành tinh, thứ tự từ Mặt Trời ra ngoài rìa là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và Sao Diêm Vương. Sao Diêm Vương có bầu khí quyển toàn là Methane, Nitrogen và Carbon Monoxide với nhiệt độ bề mặt từ âm 378 đến âm 396 độ C, quá lạnh để duy trì sự sống. Năm 2015, NASA đã gửi tàu thăm dò New Horizons bay ngang qua và khám phá ra rằng hành tinh nhỏ bé này có một đại dương bên dưới lớp vỏ băng dày của nó. Sao Diêm Vương có 5 mặt trăng bay chung quanh là Charon, Nix, Hydra, Kerberos và Styx.
Vào tháng 8/2006, Đại Hội Đồng Liên Minh Thiên Văn Quốc Tế đã quyết định Sao Diêm Vương không còn được xem là một hành tinh bình thường mà chỉ là một hành tinh lùn. Để một thiên thể được xem là xem là hành tinh bình thườngn cần hội đủ cả 3 tiêu chí dưới đây :
1 - Thiên thể phải quay quanh ngôi sao chủ của nó, giống như Trái Đất và Sao Mộc quay quanh Mặt Trời.
2 - Thiên thể phải đủ lớn để có hình dạng gần như tròn.
3 - Thiên thể phải có ảnh hưởng quan trọng đến sự ổn định quỹ đạo của các vật thể khác trong vùng lân cận của nó.
Sau công trình nghiên cứu quan trọng của nhà thiên văn học Michael Brown, Sao Diêm Vương không thỏa mãn tiêu chí thứ 3 nói trên nên đã bị "giáng cấp" trở thành hành tinh lùn. Quyết định này đã gây ra sự phản đối dữ dội của công chúng. Michael Brown đã nhận được nhiều email tức giận từ học sinh và một số cuộc gọi điện thoại chửi bới về việc "giáng cấp" này. Sau này, Michael Brown đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề "Tại Sao Tôi Giết Sao Diêm Vương".
Về phần Clyde Tombaugh, người có công phát hiện ra Sao Diêm Vương, vì mất năm 1997 nên không hề biết rằng hành tinh mà ông phát hiện ra đã bị "giáng cấp".
Nguồn : USA Today
Bài đã đăng
Taxi Tự Lái Waymo Ở San Francisco
Lịch Sử Hình Thành Trường Quốc Học Huế
10 Thực Phẩm Giàu Omega-6 Không Nên Bỏ Qua
Sài Gòn - Chợ Lớn 100 năm Trước Nhìn Từ Trên Cao
4 Nhóm Người Không Nên Chạy Bộ
COMMENTS