Tối hôm qua, khi xem cuộc thi Én Vàng trên truyền hình HTV9 tôi có nghe một chuyên gia tâm lý, ông Trần Hữu Đức, nói triết lý về cà phê. Ông...
Ông ta nói rằng để đi đến thành công chẳng dễ dàng gì. Như để có một ly cà phê ngon, hạt cà phê phải trải qua một chặng đường thật khắc nghiệt. Ban đầu phải được rang ở nhiệt độ thật cao. Sau đó phải được nghiền nát, xay thật mịn. Và khi pha phải chịu đắm mình trong nước thật nóng. Con đường của hạt cà phê đến ly cà phê thật gian khổ.
Tôi thấy anh Joshua Guikema gật gù tán đồng vì cách ví von này. Còn tôi cảm phục anh chàng người Mỹ dám sản xuất cà phê ở Việt Nam.

Vì hạt cà phê bị bầm dập như thế mà hương cà phê cũng chỉ thoang thoảng như hương đồng nội chứ không thể thơm lừng nức mũi mà người tiêu dùng mong đợi.
Vì hạt cà phê oằn oại như thế mà giọt cà phê vẫn loãng như nước chứ không sền sệt như nhiều người lầm tưởng.
Vì thói quen, người tiêu dùng cứ nghĩ rằng đã rang thì màu cà phê phải đen chứ không biết rằng cà thật chỉ như màu hổ phách hoặc cánh gián mà thôi.
Nhưng uống đi thì biết. Cà thật chỉ cần một ly có thể tỉnh cả ngày.
Có một trường hợp khởi nghiệp khác. Đó là thương hiệu Chocolate Marou của hai anh chàng người Pháp. Anh Maruta tới Việt Nam để làm giáo viên còn anh Mourou làm quảng cáo. Nhưng rốt cuộc vì giống nhau niềm đam mê chocolate nên họ kết hợp để sản xuất với nguồn hạt ca cao trồng ở Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Nai và một số nơi ở Tây Nguyên.

Ở VN không có nhiều thương hiệu chocolate nên đối thủ của Chocolate Marou đến từ các quốc gia khác. Muốn tồn tại thì Marou phải quan tâm đến công thức pha trộn là chính còn việc cà thật thì miễn bàn, vì điều đó là đương nhiên.
Trong khi K’Ho Coffee làm cà thật thì sẽ có nhiều lo ngại liệu có trụ được ở thị trường VN hay không.
Còn tôi, rất cám ơn một cô bạn biết tôi thích cà nên đã gửi về cho rất nhiều để phê dần.
PQT
18.11.2016
COMMENTS