Einstein và Từ Thức

Albert Einstein công bố Thuyết Tương Đối Hẹp (Special relativity) vào năm 1905 và Rộng (General relativity) vào năm 1916. Nhưng những gì Ein...

Albert Einstein công bố Thuyết Tương Đối Hẹp (Special relativity) vào năm 1905 và Rộng (General relativity) vào năm 1916. Nhưng những gì Einstein đề cập đã từng xảy ra trước đó ở nước ta vào đời Nhà Trần thế kỷ thứ 12.
Thuyết Tương Đối không dễ gì hiểu, kể cả với giới khoa học chuyên ngành. Nhưng tôi tin rằng những ai đã từng cắp sách đến trường, dù có ở lại lớp, vẫn có thể hiểu được một phần nào đó học thuyết nổi tiếng này.

Isaac Newton (1643 – 1727) và sự kiện quả táo rơi
Cái gì tương đối ?
Trước khi có Thuyết Tương Đối, Cơ Học Cổ Điển là nền tảng khoa học suốt 3 thế kỷ, kể từ năm 1687 khi Nhà bác học người Anh Isaac Newton công bố Định luật Vạn Vật Hấp Dẫn và 3 Định luật Cơ bản Newton.
Các định luật này dựa trên một tiền đề : thời gian và không gian là tuyệt đối trong vũ trụ. Nghĩa là độ dài một mét ở Địa Cầu hoàn toàn giống với độ dài một mét trên Sao Hỏa, thời gian một giây ở các sao chổi xẹt ngang bầu trời hoàn toàn tương đồng với thời gian một giây trong các đồng hồ điện tử chính xác nhất.
Thuyết Tương Đối ra đời đã phủ nhận tiền đề đó và xác định không gian, thời gian thay đổi bởi tốc độ. Hay nói cách khác, không gian và thời gian là tương đối.
Đó là điểm phủ nhận duy nhất. Còn tất cả những gì của Cơ Học Cổ Điển đều có thể suy ra từ Thuyết Tương Đối. Thuyết Tương Đối bao trùm Cơ Học Cổ Điển.
Tốc độ – thời gian
Thuyết Tương Đối Hẹp có thể hiểu nôm na như sau : tốc độ càng nhanh thì kích thước càng co lại và thời gian càng giãn ra (chậm lại).
Ở đây chỉ đề cập đến mối liên hệ giữa tốc độ và thời gian.
Nếu đạt tốc độ của ánh sáng thì thời gian ngừng lại. Nếu vượt thì thời gian quay ngược, trở về quá khứ. Đó là nguyên lý của các cỗ máy thời gian (time machine).
Thuyết Tương Đối đã dựa trên một tiền đề : không vật thể nào có tốc độ bằng hoặc vượt được tốc độ ánh sáng. Như vậy, với Einstein không thể trở về quá khứ. Nếu sau này học thuyết nào phủ nhận được tiền đề này thì cỗ máy thời gian sẽ ra đời.
Để hiểu sự tương quan giữa thời gian và tốc độ, hãy xem một ví dụ tưởng tượng như sau :
Giả sử có hai anh em sinh đôi giống nhau y đúc tên là Tý và Tèo. Năm 20 tuổi, Tý chia tay Tèo du hành vũ trụ bằng phi thuyền có tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng (hình 1, 2). Khi Tý 25 tuổi quay trở lại trái đất thì Tèo lúc đó đã là một ông già 95 tuổi (hình 3, 4).
Vậy là 5 năm (25-20) di chuyển với tốc độ gần bằng với tốc độ ánh sáng sẽ tương đương 75 năm (95-20) ở yên một chỗ. Ví dụ này được gọi là Nghịch lý Hai Anh Em Sinh Đôi (Twin paradox).
Điều này cũng xảy ra với đồng hồ trên các vệ tinh, nhất là vệ tinh GPS, bao giờ cũng chạy chậm hơn thời gian trên mặt đất nên thường xuyên được điều chỉnh lại.
Các nhà bác học cũng ghi nhận trong máy gia tốc hạt Large Hadron Collider (LHC) lớn nhất thế giới ở Thụy Sĩ, hạt cơ bản nào được bắn với tốc độ cao sẽ tồn tại lâu hơn so với hạt có tốc độ thấp.
Trong tác phẩm điện ảnh khoa học viễn tưởng nổi tiếng “Back To The Future” của đạo diễn Robert Zemeckis có mô tả sự tương đối của thời gian so với tốc độ. Một con chó tên là Einstein cùng một đồng hồ được đưa về quá khứ bằng cỗ máy thời gian. Sau khi trở lại hiện tại, đã có sự chênh lệch thời gian giữa đồng hồ mang về quá khứ (chậm hơn) và đồng hồ hiện tại.
Gặp Tiên
Truyện kể rằng, Từ Thức quê ở ở Hòa Châu (tức Thanh Hóa bây giờ) trong thời Nhà Trần, niên hiệu Quang Thái (1388-1398) dưới triều vua Trần Thuận Tông. Ông được bổ nhiệm làm một chức quan nhỏ ở một địa hạt thuộc xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Tiên Du, Bắc Ninh). Sau khi từ quan, Từ Thức có sở thích hay đi ngao du, xem phong cảnh đẹp và làm thơ.
Tháng 2 năm Bính Tỵ (1396), khi Từ Thức đến thăm chùa nhìn thấy một thiếu nữ tuổi chừng mười sáu, nhan sắc xinh đẹp bị các chú tiểu nhà chùa bắt giữ để phạt vạ vì nhỡ tay làm gãy một cành hoa mẫu đơn. Từ Thức liền cởi áo mặc ngoài, chuộc cho thiếu nữ. Mọi người đều khen Từ Thức là người nhân đức.
Trong lần du ngoạn đến huyện Tống Sơn, Từ Thức phát hiện một cái hang phát ra nhiều ngũ sắc bèn thử vào hang xem sao. Ði một lúc lâu thấy có ánh sáng, và có bóng dáng lâu đài xa xa. Đến nơi có hai thiếu nữ mặc áo xanh xuất hiện chạy ra nói với Từ Thức rằng “Chú rể nhà ta đã đến ! Phu Nhân sai chúng tôi ra mời người vào chơi”.
Vào lâu đài, người được gọi là Phu Nhân bảo thị nữ mời một tiểu thư ra. Vừa trông thấy, Từ Thức nhận ngay ra người con gái làm gãy cành hoa mẫu đơn trong chùa ngày nọ. Người con gái đó tên là Giáng Hương. Sau đó ít lâu, Phu Nhân sai mở tiệc hoa cho hai người làm lễ thành hôn.
Từ Thức ở được chừng một năm, có ý nhớ nhà, nói với Giáng Hương rằng “Tôi đi xa nhà đã lâu, lắm lúc nhớ quê cũ, muốn về thăm một chút”. Giáng Hương khuyên rằng: “Thiếp không phải vì tình cảm hẹp hòi mà ngăn trở ý định của chàng, chỉ sợ chàng về đến nhà, cũng không thấy còn như trước nữa”.
Thấy chồng vẫn một mực muốn về thăm quê nên Giáng Hương sai người chuẩn bị một cỗ xe và đưa cho chàng một phong thư dán kín.
Từ Thức từ biệt Giáng Hương và Phu Nhân lên xe và chỉ chớp mắt đã về đến làng cũ. Phong cảnh khác hẳn xưa, không còn tìm ra dấu vết ngôi nhà thân yêu dù Chàng nhẩm tính chỉ mới chừng một năm. Chàng hỏi thăm các cụ già trong làng thì có một cụ trả lời: “Hồi nhỏ, tôi có nghe nói cụ tổ bốn đời nhà tôi tên là Từ Thức đã đi lạc vào hang núi cách đây đã ngót hai trăm năm rồi”.
Không còn ai biết đến mình, Từ Thức buồn rầu muốn lên xe để trở lại tiên cảnh thì xe đã hóa thành chim loan bay đi mất. Mở bức thư của Giáng Hương ra xem, chàng chỉ thấy có dòng chữ: “Ở nơi tiên cảnh, cùng nhau kết bạn, nay duyên xưa đã hết, không còn mong hội ngộ”.
Về sau, người ta thấy Từ Thức một mình đi vào núi Hoành Sơn (thuộc huyện Nông Cống, Thanh Hóa) không thấy trở về nữa.
Ngày nay ở xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nằm cạnh Quốc Lộ 10, cách thị trấn Phát Diệm hơn 10 cây số về phía Tây Nam vẫn có một hang động là di tích cấp quốc gia mang tên Động Từ Thức hay còn gọi là Động Bích Đào.
Einstein và Từ Thức

Albert Einstein (1879 – 1955)
Tài năng cùa Nhà bác học người Đức Albert Einstein không chỉ ở chỗ xây dựng Thuyết Tương Đối bằng cây viết và tờ giấy, không phòng thí nghiệm, không kính viễn vọng mà còn ở chỗ trong bài báo công bố công trình của mình đã không dẫn ra bất kỳ một sự tham khảo (reference) nào đến bất kỳ công trình nào của bất kỳ ai. Thuyết Tương Đối là gốc của sự tiến bộ khoa học ngày nay.
Giới khoa học đã phải vất vả thực nghiệm Thuyết Tương Đối bằng những công cụ, phương pháp, thiết bị tinh vi hiện đại nhất. Có những thực nghiệm phải đợi nhiều năm đến khi có nhật thực mới thực hiện được. Lỗ đen trong vũ trụ, độ cong của ánh sáng, năng lượng hạt nhân,.. nhất nhất đều đã được kiểm chứng. Cho đến ngày nay chưa thấy ai tuyên bố Thuyết Tương Đối là sai.
Chỉ có Từ Thức là minh chứng đầu tiên và duy nhất trên thế giới cho đến ngày nay về sự tác động của tốc độ di chuyển lên thời gian sống của con người như thế nào. Tốc độ di chuyển giữa hạ giới và chốn bồng lai của Từ Thức thật kinh khủng, chỉ trong chớp mắt.
Nói đến Einstein là bàn về khoa học, còn với Từ Thức đó là chuyện của Tiên.
Triết lý câu chuyện (moral)
Triết lý 1
Một ngày ai cũng có 24 tiếng. Ai sống nhanh hơn, tư duy tích cực hơn, làm việc nhiều hơn thì có vẻ như thời gian giãn ra hơn (nhiều hơn) so với những người ù lỳ, lười biếng dù cảm giác thời gian bao giờ cũng thiếu. Sống nhanh đến đâu, làm việc nhiều đến mức nào để còn hưởng thụ cuộc sống, để tránh “dục tốc bất đạt”, để không bị “tẩu hỏa nhập ma”, để không mang tiếng “nhanh nhẩu đoản” là tùy kỹ năng sống từng người. Hãy biết lượng sức mình.
Triết lý 2
Bạn nào, dù nam hay nữ, đã có gia đình ở hạ giới, nếu có dịp gặp tiên, dù tiên nữ hay tiên nam, mà đi theo tiên và quyết định ở với tiên thì nên nhớ rằng không có con đường quay lại, vì sẽ chẳng còn người nào nhận ra bạn là ai nữa.
PQT
1980, 10.2010, 4.2014

COMMENTS

Tên

2010-2019,8,2020-2029,6,Ảnh Xưa,10,Âm nhạc,7,Ẩm Thực,34,Châm Ngôn,3,Chủ Quyền Việt Nam,2,Dân Tộc,1,Dịch Covid-19,7,Dinh Dưỡng,39,Du Lịch,86,Địa Danh,36,Địa lý,7,Địa Lý Thế Giới,5,Địa Lý Việt Nam,1,Điện Ảnh,53,Đọc Báo,211,Đời Thường,67,Giảm Cân,8,Giấc Ngủ,8,Hài Hước,122,Hoàn Thiện Bản Thân,4,Khoa Học,39,Kiến Thức,152,Kinh Nghiệm,6,Kinh Tế,2,Lễ Hội,20,Lịch Sử,35,Lịch Sử Thế Giới,4,Lịch Sử Việt Nam,23,Mục Lục,14,Nếp Sống,21,Nghệ Thuật,75,Ngôn Ngữ,8,Nhân Vật,57,Nhiếp Ảnh,19,Phong Tục,6,Sự Kiện,8,Sức Khỏe,111,Sưu Tầm,76,Tản Mạn,64,Thơ,3,Thuốc Tây,2,Tiêu Dùng,9,Tin Thế Giới,159,Tin Việt Nam,47,Tình Người,15,Trang Phục,1,Triệu Chứng,5,Truyện,16,Tuổi Già,6,Văn Hóa,148,Văn Học,100,Vận Động,33,Vừa Đi Vừa Kể,11,WW2,6,
ltr
item
Kể Chuyện: Einstein và Từ Thức
Einstein và Từ Thức
https://i0.wp.com/i279.photobucket.com/albums/kk134/pqthanh/PQT_Wordpress/e-1_zpstvabt7ik.jpg
Kể Chuyện
https://www.kechuyen.net/2014/04/einstein-va-tu-thuc.html
https://www.kechuyen.net/
https://www.kechuyen.net/
https://www.kechuyen.net/2014/04/einstein-va-tu-thuc.html
true
5248683435957539222
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts Xem tất cả Chi tiết Trả Lời Hủy trả lời Delete Bởi Home PAGES POSTS Xem tất cả Gợi Ý Đọc Thêm Danh Mục ARCHIVE Tìm kiếm Tất cả bài đăng Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content